Khi nào nhãn hàng mới hết “trả tiền oan” cho những chiến dịch Influencer Marketing?

Tìm ra được người ảnh hưởng phù hợp với sản phẩm và dịch vụ là thách thức rất lớn cho mỗi nhãn hàng. Với vấn nạn Influencer ảo, con số Follower đẹp là cái bẫy ngọt ngào khiến không ít nhãn hàng mắc sai lầm dẫn đến công sức và ngân sách Marketing “đổ sông đổ bể”.  

Vấn đề từ phía Influencers: Followers ảo, Tương tác chéo

Influencer được phân loại dựa trên số lượt Followers: 

Nano-influencer (5.000 – 20.000 followers)
Micro-influencer(20.000 – 100.000 followers)
Macro-influencer (100.000 – 1.000.000 followers) 
Mega-influencer ( hơn 1.000.000 followers)

Số lượng người theo dõi có thể khiến Influencers có thêm hợp đồng, tăng giá quảng cáo.  Để tăng mức độ tin cậy của profile, rất nhiều Influencers không ngại sử dụng thủ thuật để “tút tát” từ số lượng followers đến lượt tương tác (like/share/bình luận) trên từng bài post.

Không ít Influencers sử dụng cách tương tác chéo, seeding qua lại, khen ngợi lẫn nhau để tạo ra nhiều bình luận cho…đủ KPI.  Trách nhiệm của các Influencers trong công việc cũng khiến các nhãn hàng “phập phồng lo sợ” khi làm chiến dịch: chậm trễ lên bài, thiếu chuyên nghiệp, “huỷ job” giữa chừng, quan tâm tới số lượng hơn là chất lượng bài đăng

Vấn đề của nhãn hàng:  Luôn muốn Influencers chất lượng mà giá phải rẻ

Thay vì tìm kiếm những gương mặt phù hợp với mục tiêu chiến dịch, sau đó chọn ra Influencers đáp ứng với ngân sách.. Nhiều nhãn hàng luôn yêu cầu các đơn vị cung cấp “Chị muốn Influencers có từ 50,000 đến 100,000 người theo dõi. Giá đâu đó tầm 500,000đ/post và phải cam kết cho chị KPI là 2,000 like và 300 comment”

Để có được hợp đồng quảng cáo, không ít agency gật đầu với yêu cầu tưởng chừng như vô lý. Để đáp ứng ngân sách hạn chế, agency đưa ra danh sách hotgirl, hotboy “chưa nổi”, “mới nổi”, hoặc “nổi vừa vừa”. Chính vì vậy mới dẫn tới việc Influencers tăng lượt followers ảo, tăng tương tác ảo để đáp ứng KPI của nhãn hàng đưa ra.

Nhãn hàng và nhà quảng cáo: Cần tỉnh táo!

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, CEO JMC-  Platform về KOLs/Influencers Marketing, các doanh nghiệp đang “trả tiền oan” cho các chiến dịch Influencer Marketing. Thống kê từ Social Listening cho thấy Việt Nam có 65 triệu người dùng Facebook, trong đó có hơn 600.000 người có trên 5,000 follow. Tuy nhiên chỉ có 83,000 đạt tiêu chuẩn là Influencers và chỉ có 20% là người ảnh hưởng thực sự.



Đối với những nhãn hàng lớn, dù biết KOLs hay Người nổi tiếng cũng có tương tác ảo nhưng vẫn book đều, là vì họ biết mục đích thực sự khi dùng Influencer là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với chiến dịch quảng bá của họ. Thực ra, Influencers chỉ là một trong số nhiều kênh nhãn hàng sử dụng cho chiến dịch Marketing của mình. Hình ảnh của KOLs chỉ làm chất liệu để họ sử dụng cho bước PR hoặc Digital Advertising tiếp theo.

Nhưng các nhãn hàng tầm trung hoặc nhãn nhỏ thì có thể không rõ sâu sát được vấn đề này do chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai, giới hạn về ngân sách. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tốn tiền cho những lượt tương tác ảo không đem lại hiệu quả  cho chiến dịch.

Khi tỉ lệ followers ảo của Influencer lên đến 78%, có nghĩa là gần 80% công sức (và ngân sách) của nhãn hàng trong chiến dịch Marketing đã hoàn toàn “đổ sông đổ bể”.

Công cụ nào để đánh giá hiệu quả thực sự của Influencers?

“Chúng ta không thể nhìn bằng mắt hay đếm số lượt like của bài viết để đánh giá một Influencers có phù hợp hay không hay chiến dịch này đem lại  gì cho doanh nghiệp. Muốn đánh giá chính xác, phải có dữ liệu và công nghệ” – Nguyễn Xuân Hoàng – CEO JMC nhận định.

Thị trường Influencer Việt Nam cần một giải pháp để thay đổi thực trạng “tiền thật, like ảo”. Đây chính là lý do JMC tập trung nghiên cứu  platform về KOLs/Influencers Marketing để có thể giải quyết bài toán khó này.

Nền tảng này có thể xác định các cản trở của nhãn hàng và Marketers khi thực hiện các chiến dịch Influencers Marketing bao gồm: xác định chất lượng các profiles; tìm kiếm các gương mặt mới nổi, xác định mức độ phù hợp, và mức độ ảnh hưởng thực sự đối với ngành hàng, nhóm khán giả (audience) tương ứng, bảo đảm số lượng và đo lường hiệu quả influencer trước, trong và sau khi thực hiện chiến dịch.

Hệ thống phân tích và loại trừ tài khoản không chất lượng nhiều lớp cho phép nhãn hàng yên tâm khi chọn lọc và tìm kiếm Influencer. Đặc biệt là đối với một số ngành/lĩnh vực khá phức tạp và “ảo” như Hot Moms – việc tìm kiếm các profile phù hợp và chất lượng sẽ được cải thiện đáng kể.

“Bằng kinh nghiệm làm việc với rất nhiều nhãn hàng chúng tôi hiểu rõ các chỉ số thiết yếu để xây dựng hệ thống phân tích và loại trừ tài khoản không chất lượng. Platform này có thể ngăn chặn tình trạng KOLs ảo, gian lận KPI, giải quyết thêm việc quản lý Influencers và theo dõi chiến dịch. Từ đó, giúp nhãn hàng yên tâm khi chọn lọc và tìm kiếm Influencers” ông Hoàng cho biết thêm. 

Theo kế hoạch, platform này sẽ ra mắt vào tháng 9/2019