9 Font chữ Việt hóa dành cho các ấn phẩm

Trong thiết kế, ngoài hình ảnh thì font chữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của người xem. Đối với việc làm marketing trên các nền tảng trực tuyến cũng thế. Font chữ trên các thiết kế quảng cáo, poster…có tác động rất lớn đến nhận thức của khách hàng. 

Font Việt hóa phong cách serif

Serif là kiểu chữ có chân, mang tính cổ điển. Người ta thường dùng nó cho những thương hiệu đậm chất cổ điển hoặc sang trọng. Bạn sẽ thường xuyên thấy phong cách serif xuất hiện trong thời trang và ngành in ấn.

Những font Việt hóa mang phong cách serif tuy đơn giản nhưng chính sự đơn giản đó chính là điểm cộng thu hút sự chú ý của người xem. Một vài font serif Việt hóa chúng ta thường hay gặp trong các ấn phẩm báo chí, sách, thiết kế văn bản phải kể đến như:

  • Font Cambria: thanh lịch duyên dáng với nét chân chữ rõ ràng. Nếu muốn thể hiện một đoạn văn bản nghiêm túc, trang trọng nhưng không muốn quá cứng nhắc với kiểu font Times News Romans thì Cambria là lựa chọn phù hợp nhất với bạn lúc này. 
Font Cambria

Download Font Cambria Việt hóa tại đây.

  • Font Traveling Typewriter: Ngay chính cái tên cũng đã thể hiện được “diện mạo” font chữ này. Nếu bạn là người bị thu hút bởi những nét chữ đánh máy ngày xưa, đơn điệu nhưng có chất riêng thì đây chính là font chữ bạn đang cần.
Font Typewriter

Download Font Việt hóa Traveling Typewriter tại đây.

  • Font Fénix: Cha đẻ của font chữ này, Fernando Díaz cho biết ông lấy cảm hứng từ chữ calligraphy (một dạng chữ viết tay từ bút lông và mực). Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy được sự kết hợp hài hòa giữa những đường gạch chân mạnh mẽ và các đường bo tròn mềm mại. Đối với những đoạn văn bản dài, bạn có thể sử dụng font Việt hóa này để tạo cảm giác hứng thú cho người đọc.
Font Fenix

Download font Việt hóa Fenix tại đây.

  • Font Hapna được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2013, được lấy cảm hứng từ bóng chày và những ấn phẩm từ năm 1950. Bộ font bao gồm 6 kiểu từ Light cho đến Black, đã được việt hóa trọn bộ, kerning và opentype hoàn chỉnh.
Font Hapna

Download font Việt hóa Hapna tại đây.

Font Việt hóa phong cách Sans-Serif

Sans-Serif, đúng như tên gọi của mình, kiểu font này không có gạch chân (serif) trong cấu trúc chữ. Sans-Serif được tạo ra sau Serif với những đường nét mới mẻ hơn. Nó thường được dùng cho những thương hiệu công nghệ bởi tính dứt khoát, rõ ràng. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này khi nhìn vào các ứng dụng, trang web hay các nền tảng kỹ thuật số. Bởi điểm cộng lớn nhất của kiểu font này là rất dễ đọc trên giao diện điện thoại.

Dưới đây là 1 số font sans-serif Việt hóa phổ biến trong các thiết kế:

  • Font Uni Sans: Font chữ dùng được hầu hết trong tất cả các thiết kế: trang web, đồ họa, thời trang, poster, logo…Đặc biệt, nếu dùng font chữ này để thiết kế tựa đề thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ tạo ấn tượng về mặt thẩm mỹ ngay.
Font Uni Sans

Download font Việt hóa Uni Sans tại đây.

  • Font Andes Rounded được đánh giá là sản phẩm hòa trộn giữa các trường phái typography. Font chữ này phù hợp với logo, tạp chí, sách báo…
Font Andes Rounded

Download font Việt hóa Andes Rounded tại đây.

  • Font Montserrat với thiết kế độc đáo được lấy cảm hứng từ những bảng chỉ dẫn của vùng Bueno Aires, thường được dùng nhiều trong việc thiết kế tiêu đề dạng chữ to. Do không có kiểu Italic nên font chữ này không phù hợp với những đoạn văn bản dài. Font chữ này đã được tinh chỉnh ở cả giao diện máy tính và điện thoại.
Font Monstrerrat

Download font Việt hóa Montserrat tại đây.

  • Font North Land: Đây là bộ font kết hợp từ typography, lettering handmade, swash cùng phong cách không chân gạch vừa được ra mắt vài tháng trở lại đây. Là kết quả của tổ hợp tinh tế, đơn giản, vừa hiện đại vừa cổ điển nên North Land nhanh chóng ghi điểm với người dùng. Bạn có thể dùng font này để làm typography, poster hoặc các dạng thiệp mời.
Font North Land

Download font Việt hóa North Land tại đây.

Theo: Advertising Việt Nam